Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Tác dụng của lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Lá vối có thể dùng làm trà uống quanh năm
Cách dùng: Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái./.
Uống nước lá vối chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Hoạt chất tanin và các vitamin trong nước lá vối sẽ giúp cho gan được giải độc hiệu quả hơn. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ gây suy nhược cơ thể. Tuy vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng nước uống cho hợp lý.
Tác dụng của lá vối giảm cân ở phụ nữ
Uống nước lá vối mỗi ngày với phụ nữ sẽ giúp giảm cân hiệu quả, đánh tan mỡ bụng. Hiệu quả sẽ tăng lên nếu sử dụng thêm cả nụ vối. Nên uống mỗi khi cảm thấy khát nước chứ không nên thay thế hoàn toàn nước uống hàng ngày.
Lá Vối có tác dụng hỗ trợ điều trị gout
Cách dùng: Lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout. Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.
Hiệu quả cho người mắc tiểu đường
Trong lá vối có một hoạt chất tên là polyphenol – vô cùng dồi dào, kết hợp cùng hoạt chất ức chế men alpha- glucosidase, giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.
Lá vối hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu
Trong lá vối có một số chất kháng sinh, diệt khuẩn, rất tốt cho việc điều trị các bệnh ngoài ra, ngăn ngừa thâm sẹo. Không chỉ vậy, lá vối còn có khả năng “đánh bại” các vi khuẩn có hại như: Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế quản… giúp sát trùng, làm dịu cơn đau.
Bên cạnh đó, lá vối còn chứa một lượng vitamin C và muối khoáng dồi dào, giúp thanh lọc bồi bổ gan thận, cấp nước hiệu quả, mang đến một làn da mịn màng, phòng tránh mụn nhọt.
Lá vối vừa đủ nấu kỹ, lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
Tác dụng của lá vối với bà bầu
Giúp lợi sữa: Uống nước lá vối ngay từ đầu thai kỳ sẽ giúp tăng cường chức năng tuyến sữa, từ đó đảm bảo thể chất khi sinh.
Giúp hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu: Hãm lấy nước lá vối tươi cho bà bầu uống hàng ngày sẽ giúp bà bầu hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời lá vối cũng kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng cho bà bầu.
Hỗ trợ trị đau bụng đi ngoài, phân sống
Theo Đông y lá vối có công dụng kiện tỳ, vị đắng, tác động rất tốt đến hệ tiêu hóa, kích thích tiết ra nhiều tuyến dịch có lợi, tạo cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó, chất tannin có trong lá vối giúp bảo vệ niêm mạc ruột, có tính kháng khuẩn cao, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại.
Cách dùng: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Lá vối hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống
Cách dùng: 200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
Một số lưu ý khi sử dụng lá vối:
- Hạn chế uống nước lá vối tươi: Lá vối tươi có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Thay vào đó hãy sử dụng lá vối và nụ vối khô thay vì thói quen dùng lá vối tươi.
- Không nên uống nhiều quá, sẽ không tốt cho hệ bài tiết: Tốt nhất không nên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không được uống nước vối khi đói bụng: Về hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng… vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.